Văn hóa thương hiệu ấn tượng đi liền với một doanh nghiệp thành công. Đúng vậy, văn hóa thương hiệu là điều bắt buộc bạn phải để tâm đến khi nghĩ đến các khách hàng trung thành của bạn, nhận thức chính xác về bản thân thương hiệu sẽ thu hút được nhiều nhân tài có tiềm năng.
Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn xây dựng (hoặc tái xây dựng ) văn hóa thương hiệu trong doanh nghiệp, nó sẽ trở thành động lực chính cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn.
Bước một: Trở về với điều cốt lõi nhất
Các công ty có thể thay đổi một cách nhanh chóng – đó là điều thường xuyên xảy ra mà chúng ta không hề để ý đến.
Trước tiên, bạn hãy xem xét lại một cách kỹ lưỡng về văn hóa thương hiệu của mình, hãy bắt đầu từ những thông điệp cơ bản nhất mà công ty bạn đã xây dựng từ đầu. Hãy dành thời gian để đánh giá lại tầm nhìn và tuyên ngôn thương hiệu của công ty bạn.
Bước hai: Hiểu về nhu cầu của doanh nghiệp của bạn
Biết được vị trí của bạn khi là một doanh nghiệp sẽ mang lại trọng tâm và định hướng cho nền văn hóa của bạn.
Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Bạn đang cố gắng phát triển? Tiếp cận khách hàng hoặc nền kinh tế mới? Văn hóa thương hiệu là động lực quan trọng cho mọi sáng kiến kinh doanh, cho dù nó có liên quan đến nhân sự, tiếp thị, bán hàng hay các hoạt động khác.
Điều quan trọng là phải nắm rõ chính là công ty của bạn đang cố gắng đạt được điều gì, sau đó sắp xếp các mục tiêu cụ thể của từng bộ phận cho phù hợp.
Bước 3: Biết cách đo lường thành công
Đưa ra một kế hoạch hiệu quả để đo lường sự thay đổi sẽ giúp bạn có thể đánh giá được các bước mà doang nghiệp đã thực hiện, để xem liệu chúng có thực sự tiến triển tốt hay không.
Hãy thực hiện cách tiếp cận tương tự như mạng xã hội, phân tích cảm xúc của nhân viên và cả người tiêu dùng về thương hiệu của bạn. Kết quả sẽ cho bạn thấy chính xác nơi bạn cần tinh chỉnh và từ đó tối ưu hóa cách tiếp cận của mình.
Bước 4: Xây dựng văn hóa
Tạo ra một không khí văn phòng thoải mái. Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể có nhân viên mát-xa trong công ty, nhưng việc cung cấp các khu vực sinh hoạt chung thoải mái, nơi các nhóm có thể trò chuyện hoặc một không gian thoáng đãng ngoài trời, nơi họ có thể giải tỏa tâm trí, nếu bạn làm được thì nó có thể giúp cho nhân viên tăng năng suất và sức khỏe một cách kỳ diệu.
Loại bỏ các rào cản. Mặc dù doanh nghiệp của bạn có thể có nhiều cấp và các chi nhánh ở nhiều nơi khác nhau, nhưng để cho người quản lý cấp trên của bạn vẫn có thể dễ dàng tiếp cận tới mọi vị trí. Hãy loại bỏ các văn phòng dành riêng cho quản lý cấp cao và hãy để họ ngồi chung khu vực với nhóm mà họ quản lý.
Bước 5: Bắt đầu chương trình “Đứng về phía Nhân viên”
Bằng cách đưa 'thương hiệu' trở nên gần gũi đối với mọi bộ phận trong doanh nghiệp, bạn hãy khiến cho nhân viên của mình cảm nhận được sự đóng góp của họ, được đánh giá cao hơn và có vị trí không thể thay thế trong quá trình này.
Từ nền tảng này, nhân viên của bạn sẽ được chuẩn bị và sẵn sàng trở thành những người nhân viên đích thực. Với tư cách là đại sứ thương hiệu, họ sẽ giúp quảng bá về công ty tuyệt vời của bạn cho khách hàng, đối tác, những nhân viên mới và bạn bè của họ.
Để biết thêm một số mẹo hữu ích, hãy tham khảo bài viết: "Bí quyết để khiến nhân viên yêu quý và gắn bó với doanh nghiệp mãi mãi "
Vậy là bạn đã nắm rõ: những điều cơ bản để xây dựng và củng cố văn hóa thương hiệu của bạn.
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về một số mẹo “pro” hơn nữa? Chúng tôi cũng nghĩ vậy. Hãy nhấp vào đây để tải xuống toàn bộ Sách điện tử, “Xây dựng thương hiệu của bạn từ bên trong.”